Uong sua ong tho co bi tieu duong khong

Bạn có biết sữa đặc hay sữa ông thọ đều có nguồn chất dinh dưỡng ngang với ngũ cốc vậy nếu uống nhiều ngũ cốc thì sao? 

(Dành cho bạn nào chưa biết đến ngũ cốc là gì? Theo Wiki đã định nghĩa:
"Ngũ cốc (tiếng Trung Quốc: t 五穀, s 五谷, p Wǔ Gǔ), ban đầu, trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại, là tên gọi chung để chỉ năm loại thực vật với hạt có thể ăn được, sau này là cụm từ hay được dùng để gọi chung cho các loại cây lương thực hay sản phẩm chính thu được từ chúng.)"

Ngũ cốc pha sữa ông thọ có gây bệnh đái tháo đường?

Bột ngũ cốc và sữa là 2 thực phẩm giàu dưỡng chất và cung cấp nhiều năng lượng. Tuy nhiên nếu chỉ dùng đơn thuần 2 món này trong ngày thì em sẽ vừa dư chất (như đường) vừa thiếu chất (các vitamin và khoáng chất khác). Thêm vào đó, sữa ông thọ là dòng sữa có chỉ số đường cao, nếu dùng lượng đường cao liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường.

Cách tốt nhất để cải thiện cân nặng là cần tăng độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn với đầy đủ dưỡng chất (thêm thịt cá, trứng sữa, rau xanh, củ quả, trái cây), tăng chất lượng và số bữa ăn trong ngày, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không bia rượu, không cafe, và tập thể dục để săn cơ, có thể bổ sung thêm thuốc bổ multivitamin, vitamin A C E hàng ngày.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, như ăn uống không đủ chất so với mức độ hoạt động thể lực nhiều, do bệnh nội tiết (ví dụ: cường giáp), do bệnh lý ống tiêu hóa, nhiễm giun sán, viêm nhiễm mạn tính... tham khảo thêm bài viết đầy đủ tại: http://alobacsi.com/kham-benh-online/dinh-duong/ngu-coc-pha-sua-ong-tho-co-gay-benh-dai-thao-duong/114030

Trong 2 tiếng đồng hồ, gần 100 câu hỏi về “Sử dụng sữa đúng cách để sống khoẻ” đã được PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và ông Martin Walter, chuyên gia ngành hoá chất, phụ gia thực phẩm… giải đáp rất cụ thể.

Sử dụng sữa đúng cách để sống khoẻ

Tất cả người tiêu dùng đều mong muốn làm sao để những những giá trị tuyệt vời đó trong sữa sẽ phát huy tối ưu đối với sự phát triển trí tuệ và thể lực của mỗi người. Và những chia sẻ, tư vấn của các chuyên gia đã giúp phần nào giải đáp những thắc mắc về một loại thực phẩm đang ngày càng quen thuộc với cuộc sống của mỗi người:
 
Về chất lượng sữa, có bạn đọc cho rằng thành phần chủ yếu của sữa tươi là nước và sữa tươi không bằng sữa bột và đặt câu hỏi liệu trẻ nhỏ có nên uống loại sữa này nhiều?. Theo chuyên gia dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó viện dinh dưỡng, “loại sữa nào cũng tốt, có thành phần dinh dưỡng gần như tương đương nhau, có thể lựa chọn tùy theo sở thích, thói quen của cháu. Sữa tươi có vẻ như sẽ thơm ngon, phù hợp khẩu vị của nhiều trẻ hơn”.
Các chuyên gia cũng lưu ý về các nhận biết sữa tươi chất lượng tốt là phải dựa trên xuất xứ của sữa. Đó là sữa được sản xuất từ những trang trại có điều kiện nuôi bò chặt chẽ; bò cho sữa phải có phả hệ rõ ràng, hoàn toàn không lai tạo, được lựa chọn theo các tiêu chí nghiêm ngặt về ngoại hình, năng suất, độ bền chu kỳ cho sữa cũng như nguồn dinh dưỡng thức ăn cho bò phải bảo đảm để sữa có chất lượng cao nhất... Đây cũng là tiêu chí, tiêu chuẩn của sữa tươi tại các nước châu Âu, Mỹ. Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Martin Walter cũng cho biết: “Người châu Âu thích sử dụng sữa có nguồn gốc tự nhiên, không chất bảo quản, phụ gia. Đặc biệt nếu trong thành phần sữa có sử dụng các hương liệu và màu thì họ cũng lựa chọn những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên.

Về thói quen uống sữa, các chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định:
 
- Có thể uống sữa vào buổi sáng cùng với 1 miếng bánh và không gây ảnh hưởng đến dạ dày cũng như đủ năng lượng để cho trẻ đến trường (vì bữa ăn ở trường cũng thường sớm). Tuy nhiên lưu ý là không nên uống sữa khi quá đói.
(Tham khảo thêm: Uống sữa ông thọ có tăng cân không?
)

- Với trẻ thiếu sữa mẹ, việc cho ăn đêm là đúng nhưng nên chọn các loại sữa tăng cường vi khuẩn có ích, chất xơ hòa tan, đường chức năng (palatino) sẽ giúp ức chế các vi khuẩn có hại đường răng miệng.
 
- Việc ngâm nóng sữa chua, váng sữa không làm ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của sữa. Có thể làm nóng sữa tươi bằng lò vi sóng hoặc có thể ngâm trong nước nóng đến khi đủ ấm nhưng lưu ý là khống chế thời gian và nhiệt độ của lò vi sóng để tránh sữa bị vón hay trào ra ngoài.
 
- Không nên dùng sữa đặc có đường uống hằng ngày vì sữa này có rất nhiều đường, không tốt cho sức khoẻ; chỉ nên dùng uống với cà phê hoặc nước chè.
 
- Việc uống sữa tách béo chỉ thực sự cần thiết khi phải ăn kiêng vì các vitamin trong sữa như vitamin A, D, E tập trung nhiều trong chất béo.
 
- Việc uống nhiều sữa không gây béo phì. Nguyên nhân cần phải được xem xét từ toàn bộ chế độ ăn.
 
- Một số loại sữa công thức có thể gây táo bón do hàm lượng đạm cao. Vì vậy để phòng táo bón, nên uống sữa có bổ sung chất xơ hoà tan như synergy1 có 2 tác dụng tích cực giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, giảm táo bón, tăng cường hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột và tăng khả năng hấp thụ canxi.
Về các loại sữa chức năng,  các chuyên gia khẳng định người bệnh thận, loãng xương, tiểu đường, người quá gầy… có thể sử dụng các loại sữa có thành phần hỗ trợ như phytosterol (giúp ngăn ngừa mỡ máu cao, tốt cho người tiểu đường), canxi + chất xơ hòa tan synergy1 (tốt cho phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh), sữa chuyên biệt dành cho người bị bệnh thận, hoặc sữa tươi toàn phần rất tốt cho người gầy. tham khảo thêm bài viết đầy đủ và rõ ràng nhất tại đây

Trong lần khám sức khỏe cách đây 6 tháng, ông Hoàng (Bạch Mai, Hà Nội) được khuyến cáo là đường huyết cao, mấp mé ngưỡng của bệnh tiểu đường. Bác sĩ khuyên nên giảm đồ ăn thức uống ngọt.

Bệnh tiểu đường nặng thêm vì uống… sữa cho người tiểu đường

Càng “kiêng” càng bệnh?

Từng sống nhiều năm ở phương Tây nên ông Hoàng có thói quen uống sữa thường xuyên, ngày nào cũng phải 3 cốc. Thường ông uống sữa tươi, tự pha thêm đường, và sữa bột do các con mua cho. Khi thấy mình đường huyết cao, ông quyết định không uống sữa thường nữa mà chuyển sang loại dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường cho yên tâm. Sáng, ông làm một cốc trước khi ăn sáng, khoảng 4 giờ chiều một cốc và 9 giờ tối một cốc nữa.
 
Gần đây, thấy người thường xuyên mệt mỏi, ông Hoàng đi khám và xét nghiệm máu, kết quả là đường huyết tăng vọt, bác sĩ khẳng định ông bị tiểu đường type 2. Đem chuyện mình vẫn cẩn thận dùng sữa cho bệnh nhân tiểu đường ra thắc mắc, ông mới vỡ lẽ mình đã hiểu lầm khi dùng sản phẩm này. Bác sĩ cho biết, sữa dành riêng cho người tiểu đường là sản phẩm thay thế bữa ăn chứ không phải để uống thêm. Ông đã nạp khá nhiều tinh bột và đường trong ba bữa chính, lại thêm lượng đáng kể của 3 cốc sữa, đường huyết tăng cao là phải.

Uống sữa thế nào cho đúng?

Ngay trên nhãn sữa dành cho người tiểu đường cũng thường ghi rõ trong phần hướng dẫn sử dụng: Có thể dùng thế hoàn toàn bữa ăn chính hoặc để làm bữa ăn phụ. Dù sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn các loại sữa và thực phẩm khác nhưng nó vẫn cung cấp một lượng đáng kể chất bột – đường. Vì thế, nếu mệt và không muốn ăn khi đến bữa, bạn có thể thay thế bằng một cốc sữa này. Nếu bạn vẫn ăn uống bình thường, bữa ăn đã cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng thì không cần và không nên uống thêm.
(Xem tiếp: Nên uống sữa vào lúc nào để tăng cân?)

Có được ăn sữa chua không?

Đây cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa vì nó có rất nhiều dưỡng chất, lại dễ dung nạp vì đường lactoza trong sữa đã được “xử lý”, trở nên dễ tiêu. Vì thế, sữa chua cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng phải là loại sữa chua không đường. Việc dùng sữa chua có đường vẫn làm đường huyết tăng cao. Ngay cả với sữa chua không đường, bạn cũng không nên ăn nhiều một lúc, và cần theo dõi đường huyết để có điều chỉnh hợp lý.

Khi đã bị tiểu đường, bạn không chỉ cần kiêng đồ ngọt mà còn nên hạn chế tối đa chất béo, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào, nhiều muối; nên bổ sung chất xơ và vitamin. xem thêm....

Vậy bạn có uống sữa đúng cách chưa? Theo dõi chúng tôi để được cập nhật những tin tức mới nhất nhé. 
Tin liên quan:
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free